Đăng bởi

LỚP PHỦ THANH ĐÒN NÀO TỐT NHẤT?

THANH ĐÒN

Ngắn gọn là: Còn tùy. Đáp án đầy đủ sẽ có chút phức tạp. Có 4 phân loại cho lớp phủ bề mặt thanh đòn: thép trần, thép không gỉ, lớp phủ chuyển đổi và lớp phủ ứng dụng.

Thép trần, cái tên nói lên tất cả – trần trụi không lớp phủ. Nó cho cảm giác và cầm nắm tốt nhất nhưng cực kì dễ bị gỉ set. Ngoài việc dùng cho thi đấu, loại thanh đòn này gần như không khuyến khích mọi người sử dụng.

Thép không gỉ không phải là sơn phủ, nhưng nó là một loại thép kháng gỉ tuyệt vời. Và nó cũng cho cảm giác khá tương đồng với thép trần. Điểm trừ của loại chất liệu này là giá thành cao hơn rất nhiều. Điểm cộng – thanh đòn sẽ bền gần như mãi mãi.

Lớp phủ dạng chuyển đổi, điển hình là Black Oxide, là loại lớp phủ mang lại cảm giác rất giống với thép trần và tốt hơn một chút (không nhiều) về khả năng chống ăn mòn. Đây là lựa chọn phù hợp dành cho những ai “càng mộc mạc càng tốt”.

Lớp phủ bề mặt là loạai mà phần lớn các loại thanh đòn hiện nay đều có. Có nhiều loại sơn phủ ứng dụng với các hiệu ứng và mức giá khác nhau. Sự khác biệt lớn nhất giữa loại này với các loại khác là lớp phủ được áp dụng là một lớp bổ sung có độ dày khác nhau trên thép trần, lớp này có tác động lớn đến cảm giác của thanh đòn khi cầm trên tay.

Có những loại lớp phủ bề mặt nào?

Lớp phủ bề mặt phổ biến nhất là Chrome, Kẽm và Cerakote. Các loại khác bao gồm: Niken điện phân, E-Coat, sơn tĩnh điện và in UV.

Chrome & Kẽm được sử dụng trong phần lớn các loại tạ. Chúng có thể có các tùy chọn màu sáng hoặc đen. Giá thành tương đối thấp, cho cảm giác tốt khi dùng và khả năng chống ăn mòn tốt.

Cerakote – một loại lớp phủ đôi khi được coi là có khả năng chống ăn mòn tốt hơn thép không gỉ nhưng có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Nó mang lại cảm giác tương tự như Chrome và Kẽm, nhưng trải nghiệm sẽ tùy thuộc vào sở thích cá nhân của bạn.

Niken điện phân – khó tìm vì nó rất đắt tiền và các nhà sản xuất đã dần loại bỏ nó, nhưng xét về cảm giác và khả năng chống chịu, nó ngang bằng với Cerakote và Thép không gỉ.

E-Coat một loại lớp phủ tương đối mới, có khả năng chống gỉ tương tự như Chrome và Zinc, nhưng có lớp phủ dày hơn, có thể ảnh hưởng đến cảm giác khi sử dụng.

Sơn tĩnh điện – lựa chọn phổ biến, giá thành thấp, thường gặp ở các loại thanh đòn đặc biệt như SSB, Trap Bars, vv…

In UV – hiếm khi được sử dụng vì đây là lớp phủ đặc biệt, tương tự như E-Coat (cả về cảm giác và khả năng chống ăn mòn) nhưng có thể tùy chọn in với bất kì thiết kế nào. Thanh đòn Grim Reaper được làm với chính loại này.

Lưu ý về lớp phủ bề mặt

Điều quan trọng phải hiểu rằng lớp phủ bề mặt, bất kể loại nào, đều có nhược điểm.

1) Nó sẽ bị mài mòn và cuối cùng sẽ bắt đầu sứt mẻ và bong ra. Kim loại tiếp xúc với kim loại sẽ đặc biệt có tác động mạnh mẽ đến điều đó. Điều đó có nghĩa là nó ít nhìn thấy rõ hơn trên Chrome hoặc Kẽm sáng màu, vì vậy nếu bạn lo ngại điều đó, chúng tôi khuyên bạn nên chọn loại lớp phủ này.

2) Vì đây là lớp phủ bề mặt, nên nó sẽ phần nào lấp đầy ‘lỗ trống’ của phần vân nhám. Đây là lý do tại sao chuyện quan trọng là phần vân nhám phải đủ lớn và sâu để độ bám của thanh đòn không bị mất quá nhiều. Điều này đặc biệt quan trọng với lớp in hoàn thiện của E-Coat và UV.

3) Nó đòi hỏi sự chăm sóc nhiều hơn. Bạn nên làm sạch phần vân nhám bằng bàn chải nylon và thỉnh thoảng xịt dầu dưỡng để đảm bảo thanh đòn trông bóng đẹp lâu nhất có thể.

4) Nếu bạn muốn tổ chức một powerlifting meet, một số liên đoàn không cho phép sử dụng thanh đòn có lớp phủ bề mặt. Bạn cần phải sử dụng thép trần hoặc black oxide, nhưng như đã đề cập trước đó, những thanh đòn này có xu hướng gỉ sét rất nhanh.